Mức trợ cấp mất việc làm thấp nhất mà NLĐ có thể được hưởng là bao nhiêu?

Vui lòng cung cấp tôi quy định: Nếu có sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bắt buộc phải ký phụ lục lao động không? Mức trợ cấp mất việc làm thấp nhất mà NLĐ có thể được hưởng là bao nhiêu? Trợ cấp mất việc làm từ được quy định thế nào?  

Nếu có sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bắt buộc phải ký phụ lục lao động?

Xin hỗ trợ vấn đề là: Nếu có sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì bắt buộc phải ký phụ lục lao động có đúng không? Vì nội dung sửa đổi khá nhiều, nên tôi muốn ký hợp đồng mới có được không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 33 Bộ luật lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung thực hiện hợp đồng như sau:

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

- Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Như vậy, các thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Do đó, bạn có thể giao kết hợp đồng lao động mới mà không cần ký phụ lục hợp đồng theo quy định trên.

Mức trợ cấp mất việc làm thấp nhất mà NLĐ có thể được hưởng là bao nhiêu?

Cho hỏi mức trợ cấp mất việc làm thấp nhất mà NLĐ có thể được nhận là bao nhiêu?

Tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mmức trợ cấp mất việc làm thấp nhất mà NLĐ có thể được hưởng:

Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Như vậy, mức trợ cấp mất việc làm cho người lao động thấp nhất bằng 02 tháng tiền lương. Trường hợp người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động dưới 24 tháng thì vẫn được hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 02 tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Trợ cấp mất việc làm từ năm 2021 được quy định thế nào?

Theo quy định hiện nay thì trong một số trường hợp khi mất việc người lao động sẽ nhận trợ cấp việc làm. Vậy mình muốn biết tại Bộ luật Lao động 2019 thì trợ cấp việc làm quy định thế nào?

Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp mất việc làm, như sau:

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp mất việc làm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào