Không đồng ý cho người lao động nghỉ không lương có trái luật?
Không đồng ý cho người lao động nghỉ không lương có trái luật?
Tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019, có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, như sau:
- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động được phép nghỉ không lương trong các trường hợp nêu trên nhưng phải báo cho người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, theo quy định nêu trên thì giữa người lao động và người sử dụng lao động được quyền thỏa thuận với nhau về nghỉ không lương. Công ty không được quyền không đồng ý cho người lao động nghỉ không lương mà không có bất ký lý do chính đáng.
Người lao động nghỉ không lương công ty có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động khi người lao động nghỉ việc không có lý do chính đáng.
Tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
=> Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc không có lý do chính đáng người sử dụng lao động mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
|
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật