Nguyên tắc hưởng chế độ ưu đãi vay vốn để sản xuất, kinh doanh với người có công như nào?
Nguyên tắc hưởng chế độ ưu đãi vay vốn để sản xuất, kinh doanh với người có công
Tại Điều 108 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về nguyên tắc hưởng chế độ ưu đãi vay vốn để sản xuất, kinh doanh với người có công như sau:
- Người có công quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh.
- Thân nhân liệt sĩ quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh.
- Trường hợp người có công đồng thời là thân nhân liệt sĩ thì chỉ hưởng chế độ cao nhất của một đối tượng.
Nội dung ưu đãi vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh với người có công
Tại Điều 109 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) có quy định về các nội dung ưu đãi như sau:
- Ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, biển, hải đảo, tài nguyên, bảo vệ và phát triển rừng.
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng, ngân hàng.
- Miễn hoặc giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ ưu đãi với người có công
Theo Điều 110 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ ưu đãi với người có công như sau:
- Cá nhân có đơn đề nghị kèm bản sao được chứng thực từ một trong những giấy tờ sau gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận:
+ Giấy chứng nhận người có công hoặc quyết định hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi (đối với người có công).
+ Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (đối với thân nhân liệt sĩ).
- Hồ sơ, thủ tục xem xét giải quyết đối với đối tượng hưởng chế độ ưu đãi thực hiện theo quy định của các pháp luật chuyên ngành.
Trân trọng!