Tài sản thừa kế mà người thừa kế tự nguyện để lại cho hợp tác xã thì có được xếp là tài sản chia hay không?

Tài sản thừa kế mà người thừa kế tự nguyện để lại cho hợp tác xã thì có được xếp là tài sản chia không? Do một thành viên góp vốn của hợp tác xã chúng tôi vừa qua đời, có để lại phần vốn góp cho con. Mà người thừa kế lại tự nguyện để lại phần vốn góp đó cho hợp tác xã. Vậy phần vốn góp đó có được xếp là tài sản chia hay không? Dùng tài sản đó để mua cổ phần doanh nghiệp thì có bị phạt không?

Tài sản thừa kế mà người thừa kế tự nguyện để lại cho hợp tác xã thì có được xếp là tài sản chia không?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã 2012 quy định về tài sản không chia như sau:

Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

- Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

- Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;

- Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

- Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Mà tại Khoản 6 Điều 18 Luật hợp tác xã 2012 quy định về tài sản trong hợp tác xã được thừa kế như sau:

Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.

Như vậy, trong trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.

Sử dụng tài sản thừa kế không chia đi mua cổ phần doanh nghiệp có bị phạt không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không huy động đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của Điều lệ hoặc thời hạn góp đủ vốn vượt quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;

- Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định;

- Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên;

- Sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;

- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp có tổng mức đầu tư vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;

- Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi đặt trụ sở chính sau khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.

Vậy trường hợp sử dụng vốn không chia để mua cổ phần doanh nghiệp thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời bị buộc hoàn trả các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào