Trường hợp nhận đặt cọc xong không giao kết hợp đồng thì xử lý thế nào?
Trường hợp nhận đặt cọc xong không giao kết hợp đồng xử lý thế nào?
Tôi được 1 chị giới thiệu cho việc làm ở nhà nhưng phải cọc 10.000.000 đồng, đến khi tôi cọc xong rồi thì chị bảo hàng gửi quá số lượng nên phải cọc thêm. Tôi bảo bây giờ tôi không có tiền cọc nữa và yêu cầu chị gửi hàng cho tôi, còn không gửi nữa thì trả lại tiền cho tôi nhưng chị chỉ đọc mà không rep. Cho tôi hỏi trường hợp này thì phải làm sao? Xin cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định đặt cọc như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại cho bạn tài sản đặt cọc (10.000.000 đồng) và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (10.000.000 đồng). Trường hợp này bạn có thể trình báo công an nơi bạn cư trú hoặc khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị của bạn cư trú để yêu cầu giải quyết.
Có được trả tiền trước thời hạn hợp đồng không?
Mình vay 20 triệu đồng trong vòng 24 tháng, mình trả được 15 tháng rồi, giờ mình muốn trả toàn bộ tiền còn lại trước thời hạn hợp đồng không?
Trả lời: Theo Điều 470 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, bạn có quyền trả lại tài sản vay (tiền) trước thời hạn trong hợp đồng vay. Nếu bạn vay với hợp đồng không lãi suất, bạn trả lại tiền vay bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay 1 khoảng thời gian hợp lý.
Còn nếu, bạn vay với hợp đồng có lãi có quyền trả lại khoản vay trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn.
Có bị mất tiền cọc khi không thực hiện hợp đồng không?
Tôi có kí hợp đồng mua căn nhà với giá trị 800 triệu đồng và có cọc 1 khoảng tiền là 20 triệu. Tuy nhiên gần đến ngày giao tiền để nhận nhà thì tôi lại quyết định không mua nữa. Vậy tôi có thể lấy lại số tiền đã cọc không? Mong hỗ trợ.
Trả lời: Theo Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
=> Như vậy, đến ngày mà bạn không thực hiện việc giao tiền xem như bạn đã từ chối việc giao kết trong hợp đồng nên số tiền cọc sẽ thuộc về bên nhận. Trừ trường hợp bạn và bên nhận cọc có thỏa thuận khác về vấn đề này.
Trân trọng!
Lê Bảo Y