Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã chuyển ngành được quy định như nào?
Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã chuyển ngành
Căn cứ vào Điều 79 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã chuyển ngành như sau:
- Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương.
+ Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định này thì kèm theo kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an). Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi tham gia công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.
+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
+ Trường hợp người bị thương trước khi tham gia công an thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi tham gia công an thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
- Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình đề nghị công nhận thương binh; ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh; cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này, di chuyển hồ sơ người bị thương đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.
- Bộ Công an hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 115 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc công an hiện đang công tác
Tại Điều 80 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc công an hiện đang công tác
- Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Công an cấp huyện hoặc tương đương).
- Bộ Công an hướng dẫn quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này, cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này, di chuyển hồ sơ người bị thương về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 115 ngày kể từ ngày nhận được bản khai.
Trân trọng!