Vợ chồng thống nhất được thuận tình ly hôn thì sẽ không cần thông qua thủ tục hòa giải?

Vợ chồng thống nhất thuận tình ly hôn thì không cần thông qua thủ tục hòa giải? Thuận tình ly hôn có nhờ người khác ký thay được không? Ai phải nộp án phí khi thuận tình ly hôn?

Vợ chồng thống nhất thuận tình ly hôn thì không cần thông qua thủ tục hòa giải?

Tại Khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về vấn đề hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

- Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Như vậy, theo quy định này thì hòa giải là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành trong giải quyết thuận tình ly hôn.

Ai phải nộp án phí khi thuận tình ly hôn?

Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau:

Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Như vậy trong thuận tình ly hôn thì vợ và chồng đều phải chịu án phí sơ thẩm. Mỗi bên sẽ chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Thuận tình ly hôn có nhờ người khác ký thay được không? 

Tại Điều 396 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

- Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu. Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

- Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

Theo quy định này nếu vợ chồng bạn thuận tình ly hôn thì cả vợ và chồng phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu công nhận thuận thuận tình ly hôn.

Như vậy, không có vấn đề ủy quyền hay nói cách khác là không được kí thay vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuận tình ly hôn

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào