Quy định về mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đi xuất khẩu lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đi xuất khẩu lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc được quy định như thế nào? Pháp luật có quy định như thế nào về Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài? Mong được anh/chị hướng dẫn.

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đi xuất khẩu lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc

Căn cứ Điều 8 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH  mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đi xuất khẩu lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc như sau

STT

Thị trường/ngành, nghề, công việc

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động

1

Nhật Bản

 

a)

Thực tập sinh kỹ năng số 3

(trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý)

0 đồng

b)

Lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc Thực tập sinh kỹ năng số 3 đủ điều kiện tiếp nhận sang lao động kỹ năng đặc định)

0 đồng

c)

Lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

2

Đài Loan (Trung Quốc)

 

a)

Hộ lý và y tá tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

b)

Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ

0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 01 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

3

Hàn Quốc

 

 

Thuyền viên tàu cá gần bờ

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

4

Ma-lai-xi-a

 

 

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

5

Các nước Tây Á

 

 

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài

Căn cứ Điều 9 Thông tư này doanh nghiệp dịch vụ phải cử ít nhất 01 (một) nhân viên nghiệp vụ tại nước hoặc vùng lãnh thổ tiếp nhận để quản lý và hỗ trợ người lao động theo quy định như sau:

1. Doanh nghiệp dịch vụ có từ 500 lao động trở lên làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-cao (Trung Quốc), Nhật Bản.

2. Doanh nghiệp dịch vụ có từ 300 lao động trở lên làm việc tại nước hoặc vùng lãnh thổ còn lại.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào