Công ty không chốt sổ BHXH thì hưởng chế độ thai sản thế nào? Nghỉ thai sản có được tính là thời gian tham gia BHXH?
1. Công ty không chốt sổ để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm thế nào?
Em có đi làm công ty và đủ điều kiện để được giải quyết Chế độ thai sản (em đóng liên tục mấy năm trước khi nghỉ thai sản). Khi nghỉ sinh con thì em nghỉ việc luôn nhưng đến nay em vẫn chưa nộp hồ sơ được do công ty chưa chốt và trả lại sổ bảo hiểm cho em. Làm thế nào để em được nhận tiền thai sản vậy ạ?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ được xác định như sau:
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp công ty chậm chốt sổ bảo hiểm cho bạn, dẫn đến việc bạn không có sổ bảo hiểm để nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, bạn nên liên hệ với công ty và yêu cầu công ty nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ chốt và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn theo quy định của pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp không được giải quyết hoặc có giải quyết nhưng không thảo đáng thì bố của bạn có quyền khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để bảo vệ quyền quà lợi ích hợp pháp của mình.
Sau khi công ty chốt và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn thì bạn có thể nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú.
2. Công ty tạm ngừng kinh doanh thì giải quyết chế độ thai sản cho NLĐ như thế nào?
Em vừa nghỉ thai sản 6 tháng và dự định đi làm lại vào tháng 3/2022 (đúng lịch). Nhưng công ty lại tạm ngừng kinh doanh vào tháng 3 và sẽ không đóng BHXH cho NLĐ ạ. Như vậy có đúng không ạ? Em phải làm sao để nhận được tiền thai sản?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
- Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động. Trường hợp của công ty bạn ngừng kinh doanh vào tháng 11 thì các bộ phận (kế toán, nhân sự) không làm việc thì không thể nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho bạn tại cơ quan BHXH.
Đối với trường hợp này bạn có thể liên hệ với những người có trách nhiệm tại công ty (kế toán, nhân sự) để nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho bạn sau khi công ty hoạt động trở lại vào tháng 12/2019.
Hoặc bạn có thể yêu cầu để tự nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản (khi có đầy đủ hồ sơ).
Lưu ý rằng: Trường hợp bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ được hưởng chế độ này từ cơ quan BHXH sau khi nộp đầy đủ hồ sơ.
Hồ sơ chế độ thai sản gồm:
- Mẫu 01B-HSB Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019);
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao công chứng;
- Giấy xác nhận phẫu thuật hoặc giấy ra viện đối với trường hợp phải phẫu thuật.
3. Thời gian nghỉ thai sản có được tính là thời gian tham gia BHXH?
Tôi làm việc và đóng BHXH từ 2017 đến nay, rồi nghỉ thai sản 6 tháng đến tháng 1/2022 đi làm lại. Nhưng sau đó tôi làm đến tháng 2/2022 thì nghỉ việc hẳn. Bây giờ đi rút tiền BHXH 1 lần thì thời gian 6 tháng nghỉ thai sản đó có được tính là có đóng BHXH không ạ?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định:
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật