Đường ngang là gì? Phân loại và phân cấp đường ngang?

Xin được hỏi, đường ngang là gì? Đường ngang được phân loại và phân cấp thế nào? Vị trí đặt và góc giao cắt của đường ngang được quy định ra sao?

Đường ngang là gì?

Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

Phân loại và phân cấp đường ngang như thế nào?

- Phân loại đường ngang

+ Theo thời gian sử dụng gồm: Đường ngang sử dụng lâu dài; đường ngang sử dụng có thời hạn;

+ Theo hình thức tổ chức phòng vệ gồm: Đường ngang có người gác; đường ngang không có người gác;

+ Theo tính chất phục vụ gồm: Đường ngang công cộng; đường ngang chuyên dùng.

- Đường ngang được phân thành các cấp I, cấp II, cấp III theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Đường ngang là gì? Phân loại và phân cấp đường ngang?

Đường ngang là gì? Phân loại và phân cấp đường ngang? (Hình từ Internet)

Vị trí đặt và góc giao cắt của đường ngang như thế nào?

- Khi xây dựng mới đường ngang phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;

+ Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;

+ Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga;

+ Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m);

+ Khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m);

+ Trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Đối với đường ngang hiện tại không thỏa mãn các Điều kiện tại Khoản 1 Điều này phải cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu hoặc tạm thời duy trì nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện giao thông qua đường ngang.

- Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao cắt không được nhỏ hơn 45°.

Căn cứ pháp lý:

- Khoản 9 Điều 3 Luật đường sắt 2017;

- Điều 5, Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào