Bảo vệ của Tòa án có được nhận phụ cấp ưu đãi nghề không?
Bảo vệ của Tòa án có được nhận phụ cấp ưu đãi nghề không?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp ưu đãi theo nghề như sau:
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, gồm:
+ Công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Công chức, viên chức và người lao động trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước bao gồm: Trạm y tế cấp xã; Trạm y tế cơ quan, trường học; Phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế, Bệnh viện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các Trạm y tế kết hợp quân dân y.
Theo đó tại Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
- Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
- Lái xe;
- Bảo vệ;
- Vệ sinh;
- Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
- Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.
Như vây, theo quy định hiện hành đối chiếu với vấn đề mà bạn đề cập thì mặc dù tại Điều 2 Nghị định 76 quy định về đối tượng tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP tuy nhiên tại đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi ngành nghề được quy định phía trên dó đó, bạn không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp ưu đãi ngành nghề.
Thời gian tính phụ cấp, trợ cấp
Căn cứ Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp như sau:
- Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
+ Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
+ Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
- Cánh tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
+ Tính theo tháng:
Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
+ Tính theo năm:
Dưới 03 tháng thì không tính;
Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
- Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:
+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi