Cơ sở kinh doanh, cơ sở khám bệnh có trách nhiệm như nào trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền?
- Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh, cơ sở khám bệnh trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
- Trách nhiệm của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền trong xử lý vi phạm đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
- Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh, cơ sở khám bệnh trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Thông tư 38/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh, cơ sở khám bệnh trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền như sau:
- Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 64 Luật dược;
- Thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin về thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và Sở Y tế tỉnh, thành phố.
Trách nhiệm của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền trong xử lý vi phạm đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Theo Khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2021/TT-BYT(Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về trách nhiệm của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền trong xử lý vi phạm đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền như sau:
- Tiếp nhận thông tin, xác định mức độ vi phạm đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
- Xem xét báo cáo đánh giá và trả lời về đề xuất tự nguyện thu hồi, đề xuất khắc phục, tái xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền bị thu hồi của cơ sở kinh doanh;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan (Thanh tra Bộ, Sở Y tế tỉnh, thành phố, Y tế các ban, ngành) thanh tra, kiểm tra việc tổ chức và thực hiện thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; xử lý cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình xử lý, thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, đánh giá hiệu quả thực hiện thông báo thu hồi thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược.
Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Tại Khoản 3 Điều 22 Thông tư 38/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trong thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền như sau:
- Công bố thông tin thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế tỉnh, thành phố;
- Thông báo cho các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố về các thông tin thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền trên địa bàn;
- Thực hiện hoặc chỉ đạo trung tâm kiểm nghiệm phối hợp với cơ sở có dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng tiến hành lấy mẫu bổ sung theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Thông tư này;
- Tổ chức giám sát việc thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền trên địa bàn tỉnh, thành phố; xử lý, xử phạt cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo thẩm quyền;
- Tham gia hoặc thực hiện đánh giá hiệu quả thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn theo chỉ đạo của Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền). Báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) về các trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm;
- Tổ chức, tham gia việc cưỡng chế thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
Trân trọng!