Công tác đánh giá, tổ chức đánh giá chương trình dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải theo quy định?
- 1. Công tác đánh giá và chấp thuận chương trình dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải nhà kính trong khuôn khổ Công ước khung
- 2. Việc tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải nhà kính trong khuôn khổ Công ước khung
- 3. Việc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải nhà kính ngoài khuôn khổ Công ước khung
1. Công tác đánh giá và chấp thuận chương trình dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải nhà kính trong khuôn khổ Công ước khung
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về công tác đánh giá và chấp thuận chương trình dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung như sau:
Đánh giá và chấp thuận chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đề nghị chấp thuận chương trình, dự án thông qua việc lấy ý kiến cơ quan có liên quan. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định chấp thuận chương trình, dự án và thông báo cho tổ chức đề nghị; trong trường hợp không được chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
2. Việc tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải nhà kính trong khuôn khổ Công ước khung
Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về việc tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung như sau:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu làm cơ quan thường trực đánh giá.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon giảm khí thải nhà kính ngoài khuôn khổ Công ước khung
Ngoài ra tại Khoản 5 Điều này quy định về việc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài khuôn khổ Công ước khung như sau:
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Khi đăng ký chương trình, dự án phải gửi thông tin đăng ký về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án phải định kỳ hằng năm cung cấp thông tin tình hình thực hiện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi