Bằng bảo hộ các giống cây trồng có giống nhau về thời gian bảo hộ không? Trường hợp nào bằng bảo hộ bị đình chỉ?
Bằng bảo hộ các giống cây trồng có giống nhau về thời gian bảo hộ không?
Tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có quy định về hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng là 25 năm kể từ ngày cấp đối với cây thân gỗ và 25 năm đối với các giống cấy trồng khác. Do đó, thời hạn bảo hộ của giống cây trồng khác nhau giữa các loại cây.
Trường hợp nào bằng bảo hộ giống cây trồng bị đình chỉ?
Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:
Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
- Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
- Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
- Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật