Đưa hối lộ khi đăng ký thường trú bị phạt như thế nào?
Đưa tiền để được đăng ký thường trú nhanh hơn có được không?
Căn cứ Điều 7 Luật cư trú 2020 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
- Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
- Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
- Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định như trên hành vi hối lộ trong việc đăng ký cư trú là hành vi bị nghiêm cấm cho nên bạn không được thực hiện hành vi này.
Đưa hối lộ khi đăng ký thường trú bị phạt như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi;
- Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú;
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
Theo đó, hành nếu bạn thực hiện hành vi đưa hối lộ khi đăng ký thường trú có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn