Cha mẹ người chưa thành niên có trách nhiệm như thế nào trong quản lý khi bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng?
Trách nhiệm của cha mẹ người chưa thành niên trong quản lý khi bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
Căn cứ Khoản 1 Điều 48 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cha mẹ người chưa thành niên trong quản lý khi bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng như sau:
Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có trách nhiệm sau đây:
- Quản lý, giáo dục người chưa thành niên;
- Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng phù hợp được tổ chức tại địa phương;
- Định kỳ hằng tháng báo cáo với Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng về tình hình quản lý, giáo dục người chưa thành niên;
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
Người giám sát người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng thì có những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của người gười giám sát người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được quy định tại Khoản 3 Điều này như sau:
Cá nhân được giao trách nhiệm giám sát phải phối hợp cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát người chưa thành niên. Kế hoạch phối hợp giám sát gồm các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cụ thể, thời hạn thực hiện và phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội;
- Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương;
- Giúp đỡ, động viên người chưa thành niên sửa chữa sai phạm.
Trân trọng!