Sinh viên cử tuyển ở lại làm việc tại thành phố sau khi tốt nghiệp có phải bồi hoàn chi phí đào tạo không?
Các trường hợp sinh viên hệ cử tuyển phải bồi hoàn học phí?
Tại Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, có quy định về những trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo:
Điều 13. Trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo
Người học theo chế độ cử tuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo:
- Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.
- Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
- Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
- Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
=> Như vậy, nếu sinh viên hệ cử tuyển sau khi ra trường được điều động, bố trí việc làm tại quê. Mà người đó có mong muốn ở lại thành phố để làm việc thì người đó buộc phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo
Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo được quy định tại Điều 15 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm:
- Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.
- Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động (cấp tỉnh) quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm:
- Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
- Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật