Quản lý kết quả lao động của trường giáo dưỡng được thực hiện như nào?
Quản lý kết quả lao động của trường giáo dưỡng
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 21 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về việc quản lý kết quả lao động của trường giáo dưỡng như sau:
- Trường giáo dưỡng phải mở đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán và hạch toán kế toán các khoản thu, chi tài chính phát sinh, báo cáo tài chính được thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
- Các khoản thu, chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của đơn vị phải được phản ánh vào hệ thống sổ kế toán, hạch toán đầy đủ các khoản chi phí hợp lý trong quá hình tổ chức lao động, học nghề cho học sinh vào giá thành sản phẩm;
- Các khoản chi phí hợp lý bao gồm: Chi phí vật tư, nguyên liệu; tiền công thuê lao động bên ngoài (nếu có), chi phí điện, nước, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quá trình tổ chức lao động, học nghề, chi phí quản lý và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động tổ chức lao động, học nghề của học sinh.
Sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
Việc sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng được quy định tại Khoản 2 Điều này như sau:
Kết quả lao động của trường giáo dưỡng từ phần chênh lệch thu lớn hơn chi trong hoạt động tổ chức lao động sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý, được sử dụng cho các nội dung sau:
- Chi hỗ trợ ăn, uống, sinh hoạt cho học sinh;
- Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho học sinh khi chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
- Chi trả một phần công tham gia đào tạo nghề nghiệp của học sinh;
- Bổ sung Quỹ phúc lợi của trường giáo dưỡng;
- Bổ sung Quỹ khen thưởng của trường giáo dưỡng;
- Hỗ trợ cho học sinh khi bị bệnh, gặp rủi ro, tai nạn;
- Hỗ trợ hoạt động học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của học sinh;
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động để phát triển hoạt động đào tạo nghề nghiệp của trường giáo dưỡng.
Trân trọng!