Làm công tác pháp luật 04 năm nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự có thể trở thành Chấp hành viên hay không?

Làm công tác pháp luật 04 năm nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự có thể trở thành Chấp hành viên sơ cấp không? Ai quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên vì lý do sức khỏe? Chấp hành viên cớ được thi hành án liên quan đến vụ việc của thành viên gia đình mình không?

Làm công tác pháp luật 04 năm nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự có thể trở thành Chấp hành viên sơ cấp không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên như sau:

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:

a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

Như vậy, theo quy định trên thì bắt buộc phải đáp ứng của 03 tiêu chuẩn về thời gian công tác; Đào tạo nghiệp vụ và trúng tuyển kỳ thi mới có thể trở thành Chấp hành viên sơ cấp.

Ai quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên vì lý do sức khỏe? 

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:

- Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.

Như vậy, nếu Chấp hành viên vì lý do sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên.

Chấp hành viên có được thi hành án liên quan đến vụ việc của thành viên gia đình mình không?

Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định những việc không được làm như sau:

Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:

- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án dân sự

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào