Xử phạt vi phạm quy định về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa
- Vi phạm quy định về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa bị phạt bao nhiêu?
- Vi phạm quy định về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa bị phạt bao nhiêu?
- Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị phạt bao nhiêu?
Vi phạm quy định về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập nhưng ghi chép sổ sách, nhật ký không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định.
Vi phạm quy định về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Nghị định này có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thỏa thuận thông số kỹ thuật hoặc phương án bố trí mỗi báo hiệu trước khi thiết lập báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì hoặc không thiết lập mỗi báo hiệu theo quy định.
Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định này có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm rơi rơm, rạ xuống vùng nước đường thủy nội địa;
b) Buộc súc vật vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây, để đồ vật, dựng lều, quán hoặc có hành vi khác che khuất hoặc làm hạn chế tác dụng của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện;
b) Buộc phương tiện vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để đồ vật, tre, gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng đường thủy nội địa.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi để bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác rơi, trôi xuống vùng nước đường thủy nội địa.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý dịch chuyển mỗi báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Có hành vi làm mất tác dụng của mỗi báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác xuống vùng nước đường thủy nội địa không đúng quy định;
c) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sạt lở kè, đập giao thông;
b) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi luồng đường thủy nội địa;
b) Cố ý tạo vật chướng ngại trên luồng đường thủy nội địa gây cản trở giao thông mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Điều khiển phương tiện hoặc để phương tiện đâm, va vào công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình hoặc gây cản trở giao thông, trừ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 25 Nghị định này;
d) Sử dụng chất nổ làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn