Sẽ bị xử phạt như thế nào nếu không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng?

Sẽ bị xử phạt như thế nào nếu không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi cho người lao động? Tôi tên Hùng năm nay 42 tuổi tôi vừa ứng tuyển vào một công ty và được biết rằng tại công ty thì không quy định ngày nghỉ đối với việc riêng. Tuần tới là cưới con nuôi tôi nhưng công ty chỉ chấp nhận cho tôi nghỉ không lương điều này có đúng không? Công ty này có bị xử phạt không?

Nghỉ dự cưới con gái nuôi có được xem là nghỉ việc riêng hưởng lương?

Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

- Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì bạn có thể nghỉ dự cưới con nuôi của mình mà vẫn hưởng lương.

Sẽ bị xử phạt như thế nào nếu không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi cho người lao động?

Căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;

+ Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;

+ Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

+ Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

...

Theo đó, trong trường hợp người sử dụng lao động chỉ cho bạn nghỉ không hưởng lương trong trường hợp này là không đúng quy định và bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ việc riêng

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào