Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý thuộc về ai?
- Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
- Thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
- Kiêm nhiệm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BQP (Có hiệu lực từ 18/02/2022) quy định thẩm quyền quyết định bổ nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý như sau:
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật, chuyển ra ngoài quân đội, kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị.
Thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
Tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BQP (Có hiệu lực từ 18/02/2022) quy định về thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đánh giá:
+ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kiểm soát viên Tập đoàn;
+ Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kiểm soát viên tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) tại doanh nghiệp do đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng cử.
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định đánh giá đối với Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kiểm soát viên tại doanh nghiệp được giao quản lý.
- Chủ tịch công ty quyết định đánh giá đối với chức danh Kế toán trưởng công ty mình và Người quản lý, Kiểm soát viên tại công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ, Người đại diện tại các doanh nghiệp thành viên.
Kiêm nhiệm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý
Việc kiêm nhiệm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ quốc phòng quản lý quy định tại Điều 6 Thông tư này như sau:
Việc kiêm nhiệm đối với Người quản lý, Kiểm soát viên, Người đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 159/2020/NĐ-CP và các quy định sau:
- Chủ tịch công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con và công ty độc lập không được kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
Trường hợp đặc biệt, nếu Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
- Không phải là cán bộ đang công tác tại đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng; nếu bổ nhiệm cán bộ đang công tác tại đơn vị dự toán thì phải có quyết định điều động công tác về doanh nghiệp.
Trường hợp cán bộ vẫn giữ chức vụ tại đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng được cử làm Người đại diện hoặc bổ nhiệm làm Kiểm soát viên kiêm nhiệm, thì phải báo cáo Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét quyết định.
Trân trọng!