Cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm như thế nào trong bảo đảm môi trường giáo dục an toàn?
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong bảo đảm môi trường giáo dục an toàn như sau:
- Ban hành kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo năm học.
- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện các nội dung quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Thông tư này.
- Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra mất an toàn tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Báo cáo việc thực hiện Thông tư này trong nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả báo cáo.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong bảo đảm môi trường giáo dục an toàn tại cơ sở mầm non
Tại Điều 14 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong bảo đảm môi trường giáo dục an toàn tại cơ sở mầm non
- Chỉ đạo, triển khai, đôn đốc công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn.
- Đầu tư nguồn lực, kinh phí cho công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Trân trọng!