Việc quản lý văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân dựa trên các nguyên tắc chung nào?

Cho hỏi theo quy định hiện nay về công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân. Việc quản lý văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân dựa trên các nguyên tắc chung nào, trình tự quản lý văn bản đi như thế nào?  

Nguyên tắc chung trong quản lý văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 17 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 các nguyên tắc chung trong quản lý văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như sau:

1. Tất cả văn bản đi, văn bản đến đều phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư của cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký trừ một số văn bản được đăng ký riêng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.

2. Văn bản đi, văn bản đến ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có dấu chỉ các độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

3. Văn bản, tài liệu chứa đựng nội dung bí mật nhà nước theo quy định tại Quyết định số 970/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục bí mật nhà nước thuộc Tòa án nhân dân (sau đây gọi tắt là văn bản mật) được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước và hướng dẫn về quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của Tòa án nhân dân.

Việc quản lý văn bản tại các Tòa án nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và quy định của Tòa án nhân dân.

Trình tự quản lý văn bản đi

Theo Điều 18 Quy chế này văn bản đi phải được quản lý theo trình tự sau:

Văn bản đi phải được quản lý theo trình tự sau:

1. Kiểm tra hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ngày, tháng, năm của văn bản.

2. Đăng ký văn bản đi.

3. Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có).

4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.

5. Lưu văn bản đi

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào