Quy định về việc duyệt dự thảo và kiểm tra trước khi ban hành văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân

Cho hỏi đối với các văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, việc duyệt dự thảo văn bản, sửa chữa, bổ sung dự thảo văn bản đã duyệt và kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành được quy định như thế nào?

Quy định về duyệt dự thảo văn bản, sửa chữa, bổ sung dự thảo văn bản đã duyệt

Căn cứ Điều 12 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 có quy định về việc duyệt dự thảo văn bản, sửa chữa, bổ sung dự thảo văn bản đã duyệt đối với các văn bản thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như sau:

- Dự thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.

- Dự thảo văn bản đã được duyệt nếu cần sửa chữa, bổ sung thì đơn vị hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo phải trình người ký duyệt xem xét, quyết định.

Quy định về kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành

Căn cứ Điều 13 Quy chế này việc kiểm tra văn bản trong hệ thống Tòa án nhân dân trước khi ký ban hành như sau:

- Đối với văn bản của Tòa án nhân dân tối cao

+ Cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo ký chính thức. Thủ trưởng đơn vị phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng ở “Nơi nhận” của văn bản đồng thời phải đề xuất độ mật, độ khẩn, đối tượng nhận văn bản trình người ký quyết định.

+ Văn phòng phải chịu trách nhiệm thủ tục ban hành văn bản của Tòa án nhân dân tối cao.

- Đối với văn bản của các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao:

+ Cán bộ chuyên môn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về độ chính xác của nội dung, về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

+ Văn thư phải kiểm tra hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi đóng dấu và ban hành văn bản.

- Đối với văn bản của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện:

+ Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu “./.” hoặc vị trí cuối cùng ở “Nơi nhận”.) trước khi trình Lãnh đạo ký chính thức. Thủ trưởng đơn vị chức năng phải đề xuất độ mật, độ khẩn, đối tượng nhận văn bản trình người ký quyết định.

+ Văn phòng phải chịu trách nhiệm về thủ tục ban hành văn bản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự thảo

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào