Các biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng khi vi phạm trật tự công cộng?
1. Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng khi vi phạm trật tự công cộng
Căn cứ Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng khi vi phạm trật tự công cộng như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
- Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
- Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
2. Các hành vi vi phạm trật tự công cộng được áp dụng mức phạt từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng
Bên cạnh đó, tại Khoản 11 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP này quy định về các hành vi vi phạm trật tự công cộng được áp dụng mức phạt từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.
3. Vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung
Ngoài ra, theo Khoản 12 Điều này cũng quy định các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi