Kinh doanh pháo nổ có được không?
Kinh doanh pháo nổ có được không?
Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định quy định kinh doanh pháo nổ thuộc một trong những ngành nghề bị cấm.
Bên cạnh đó tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì pháo nổ thuộc một trong số các ngành nghề bị cấm.
Theo đó, nếu buôn bán pháo nổ sẽ được xử lý theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Một số hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về một số ngành nghề bị cấm khác như sau:
+ Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
+ Kinh doanh mại dâm;
+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, ngoài trừ ngành kinh doanh pháo nổ thì còn một số ngành nghề phía trên thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi