Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?
Không bắt được bị cáo thì có xét xử được không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.Căn cứ
Theo đó, trong trường hợp đã có quyết định truy nã nhưng việc truy nã không có kết quả thì Tòa án có thể xét xử vụ án mặc dù không bắt được bị cáo.
Đối tượng bị truy nã bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC các đôi tượng bị truy nã bao gồm:
- Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
- Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
- Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
- Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
- Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Ai có thẩm quyền ra quyết định truy nã?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC có quy định như sau:
Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã bị cáo là Cơ quan điều tra
Trân trọng!
Mạc Duy Văn