Phiên hòa giải của các đương sự có sự tham gia của thẩm phán hay không?
Căn cứ Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
…
Như vậy, theo quy định như trên Thẩm phán và thư ký tòa án là những thành phần bắt buộc phải tham gia phiên hòa giải. Do đó Thư ký tòa án không thể thay thế Thẩm phán tham gia phiên hòa giải.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn