Xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 02/02/2022) quy định về hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi như sau:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn:
+ Khắc phục lỗi của sản phẩm: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật đế bảo đảm thực phẩm an toàn;
+ Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng theo quy định.
- Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.
- Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.
- Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp khẩn cấp khác quy định tại Điều 12 Thông tư này.
- Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, chủ cơ sở tự lựa chọn áp dụng một trong các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
- Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ cơ sở đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ cơ sở, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ cơ sở áp dụng.
Trân trọng!