Việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại được thực hiện thế nào?

Việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại trong phòng, chống bệnh Dại được thực hiện thế nào? Mong được giải đáp.

1. Công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại

Căn cứ Tiểu mục 10 Mục II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại trong phòng, chống bệnh Dại như sau:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh việc tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn đối với bệnh Dại theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).

2.Nghiên cứu khoa học

Căn cứ Tiểu mục 12 Mục II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về công tác nghiên cứu khoa học đối với bệnh Dại như sau:

Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Dại tại Việt Nam; các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại; nhận thức, thái độ, thực hành trong quản lý chó, mèo tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo; đánh giá thực trạng người bị chó, mèo cắn và đi tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; cải tiến phác đồ điều trị cho người mắc bệnh Dại, giảm đau cho người mắc bệnh Dại; nghiên cứu, sản xuất vắc xin Dại cho người bằng công nghệ cao, chất lượng tốt, giá thành hợp lý góp phần giảm thiểu phụ thuộc vào vắc xin nhập khẩu, tăng cường sự tiếp cận của người bị phơi nhiễm với vắc xin Dại.

Trân trọng!

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào