Việc tập huấn nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên động vật được quy định thế nào?

Xin được hỏi, việc tập huấn nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên động vật được quy định như thế nào?

1. Tập huấn nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên động vật

Căn cứ Tiểu mục c Mục 7 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về tập huấn nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên động vật như sau:

- Chuẩn hóa chương trình, tài liệu tập huấn phòng chống bệnh Dại cho hệ thống y tế, thú y các cấp.

- Tập huấn các nội dung về quản lý đàn chó, mèo; kỹ năng bắt, xử lý chó, mèo thả rông. Thực hiện đúng các quy định về bảo quản và vận chuyển vắc xin, theo dõi sau tiêm, đảm bảo an toàn trong và sau khi tiêm vắc xin Dại;

Kỹ thuật thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu động vật nghi mắc bệnh Dại, bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu và chất lượng của mẫu;

Kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại trên động vật, phân tích tình hình dịch tễ, xác định vùng có nguy cơ lây truyền bệnh Dại, để tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo;

Phối hợp liên ngành y tế trong việc giám sát, lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh Dại;

Kỹ năng truyền thông nguy cơ, truyền thông cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh Dại;

Kỹ năng, phương pháp xây dựng, triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại.

2. Trách nhiệm giám sát lưu hành vi rút và giám sát sau tiêm phòng (giám sát chủ động) của bệnh Dại trên động vật.

Căn cứ Tiểu mục b Mục 7 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về Trách nhiệm giám sát lưu hành vi rút và giám sát sau tiêm phòng (giám sát chủ động) của bệnh Dại trên động vật như sau:

- Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí tổ chức triển khai giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng vắc xin Dại ở động vật;

Kết quả giám sát có thể sử dụng để chứng minh cơ sở, vùng an toàn bệnh Dại trên động vật.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát vi rút Dại tại các vùng có tổng đàn chó, mèo với số lượng lớn, nguy cơ cao về bệnh Dại, tại các địa điểm buôn bán, giết mổ chó, mèo các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông;

Tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả vắc xin Dại sau tiêm phòng trên phạm vi cả nước.

Trân trọng! 

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào