Đường thoát nạn trong an toàn cháy cho nhà và công trình có khái niệm và khoảng cách như thế nào?

Khái niệm và khoảng cách đến đường thoát nạn trong an toàn cháy cho nhà và công trình được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề như trên khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về an toàn cháy cho nhà và công trình, để phục vụ công việc. Mong sớm được anh chị giải đáp.

Khái niệm đường thoát nạn trong an toàn cháy cho nhà và công trình

Căn cứ Tiết 3.3.1 Tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định khái niệm đường thoát nạn trong an toàn cháy cho nhà và công trình như sau:

Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài. Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu tại TCVN 3890.

Khoảng cách đến đường thoát nạn trong an toàn cháy cho nhà và công trình

Căn cứ Tiết 3.3.2 Tiểu mục 3.3 Mục này có quy định như sau:

Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào:

- Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ (xem Phụ lục C) của gian phòng và nhà;

- Số lượng người thoát nạn;

- Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn;

- Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.

Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất được nêu trong các quy chuẩn cho từng loại công trình. Phụ lục G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào