Đào tạo theo tín chỉ là gì? Đào tạo theo tín chỉ là phương thức bắt buộc của giáo dục đại học?
Đào tạo theo tín chỉ là gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đào tạo theo tín chỉ:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
Đào tạo theo tín chỉ là phương thức bắt buộc trong giáo dục đại học?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
a) Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
b) Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
c) Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Như vậy, không phải mọi cơ sở giáo dục đại học bắt buộc phải đào đạo theo tín chỉ mà còn tùy thuộc vào sự lựa chọn cơ sở đại học.
Trân trọng!
Lê Bảo Y