Cầu thang và buồng thang bộ trong an toàn cháy cho nhà và công trình được phân loại như thế nào?
Căn cứ Tiết 2.5.1 Tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại sau:
CHÚ THÍCH: Phụ lục I trình bày một số hình vẽ minh họa về các loại cầu thang và buồng thang bộ.
a) Các loại cầu thang bộ:
- Loại 1 - cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang.
- Loại 2 - cầu thang bên trong nhà, để hở.
- Loại 3 - cầu thang bên ngoài nhà, để hở.
CHÚ THÍCH: Để hở nghĩa là không được đặt trong buồng thang.
b) Các loại buồng thang bộ thông thường:
- L1 - có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính).
- L2 - được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính).
c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
- N1 - có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp. Một số trường hợp buồng thang N1 có cấu tạo được coi là phù hợp quy định tại 3.4.10.
Cho phép thay thế buồng thang bộ N1 bằng buồng thang bộ có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm. Cả khoang đệm và buồng thang phải có áp suất không khí dương khi có cháy. Việc cấp không khí vào khoang đệm và vào buồng thang là độc lập với nhau.
- N2 - có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy.
- N3 - có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).
Theo Tiết 2.5.2 Tiểu mục 2.5 Mục 2 quy chuẩn này thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn được phân thành 2 loại sau:
- P1 - thang đứng.
- P2 - thang bậc với độ nghiêng không quá 6:1 (không quá 80o).
Trân trọng!
Mạc Duy Văn