Các tình huống trong công tác khẩn nguy sân bay?
Công tác khẩn nguy sân bay bao gồm các tình huống như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 98 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 15/01/2022) hướng dẫn quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Công tác khẩn nguy sân bay bao gồm các tình huống sau:
- Ứng phó tình huống tàu bay lâm nạn ngoài cảng hàng không, sân bay;
- Khẩn nguy sân bay đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn trong cảng hàng không, sân bay;
- Khẩn nguy sân bay liên quan đến tình huống các công trình, nhà xưởng, đài trạm tại cảng hàng không, sân bay bị cháy, nổ, bị sập đổ vì bão lốc, ngập úng, khẩn nguy y tế (bao gồm cả trường hợp tàu bay chở khách về từ vùng có dịch bệnh);
- Khẩn nguy sân bay trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, địa hình khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay phức tạp, gần biển;
- Khẩn nguy đối với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác khẩn nguy sân bay
Căn cứ Khoản 2 Điều này người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm trong công tác khẩn nguy sân bay như sau:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy sân bay; xây dựng lực lượng khẩn nguy cảng hàng không, sân bay theo quy định của ICAO; hợp đồng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác khẩn nguy sân bay.
Căn cứ Khoản 3 Điều này các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không trên địa bàn cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm trong công tác khẩn nguy sân bay như sau:
Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không trên địa bàn cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện theo kế hoạch khẩn nguy sân bay của người khai thác cảng hàng không, sân bay
Trân trọng!
Mạc Duy Văn