Cơ sở bảo đảm hoạt động bay và trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm gì trong thiết lập, triển khai A-CDM?
Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong thiết lập, triển khai A-CDM
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 95 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 15/01/2022) hướng dẫn quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có trách nhiệm trong thiết lập, triển khai A-CDM như sau:
- Cung cấp các thông tin về việc sử dụng đường cất hạ cánh và kế hoạch sử dụng đường cất hạ cánh;
- Cung cấp các thông tin về năng lực khai thác của đường cất hạ cánh và phân cách tối thiểu của tàu bay đi và đến;
- Bảo đảm thời gian cấp huấn lệnh khởi động động cơ phù hợp với TSAT.
Trách nhiệm của trung tâm quản lý luồng không lưu trong thiết lập, triển khai A-CDM
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 95 Thông tư này quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có trách nhiệm trong thiết lập, triển khai A-CDM như sau:
- Bảo đảm cân đối giữa các chuyến bay đi và đến;
- Phối hợp xử lý dữ liệu về A-CDM nhận được từ người khai thác cảng hàng không, sân bay;
- Cung cấp và cập nhật CTOT vào hệ thống A-CDM;
- Cung cấp các thông tin liên quan đến hạn chế luồng không lưu.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và trung tâm quản lý luồng không lưu trong thiết lập, triển khai A-CDM theo quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/01/2022). Để tìm hiểu các vấn đề khác liên quan bạn có thể tham khảo các quy định khác của Thông tư này.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn