Có những yêu cầu nào khi khử khuẩn trên tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ vào Khoản 3.1 Phần 3 Mục V Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế quy định về những yêu cầu khi khử khuẩn trên tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm như sau:
- Sau khi hành khách ra khỏi tàu thuyền, nhân viên xử lý y tế lên tàu để thực hiện khử khuẩn.
- Để việc khử khuẩn đạt hiệu quả tối đa thì thường phải thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng, thu dọn bất kỳ những đồ vật, rác trước khi khử khuẩn; phải loại bỏ chất nôn, chất tiết, làm sạch các vết bẩn trước khi tiến hành khử khuẩn.
- Nước thải từ quá trình làm sạch phải được xử lý như nước thải lây nhiễm.
- Khăn lau và dụng cụ đựng ở các khu vực khác nhau phải được sử dụng riêng; nên sử dụng thiết bị làm sạch dùng một lần.
Nếu không có thiết bị làm sạch dùng một lần, vật liệu làm sạch (vải, bọt biển,...) nên được cho vào dung dịch khử khuẩn có chứa clo hoạt tính trong thời gian tiếp xúc ít nhất 30 phút. Khăn lau có thể được giặt ở nhiệt độ 90°C và sau đó có thể được sử dụng lại. Nếu cả hai giải pháp đều không có sẵn, vật liệu nên được loại bỏ và không được sử dụng lại.
- Cần phải mở hệ thống thông gió tự nhiên trong quá trình khử khuẩn. Trong trường hợp các phòng không thể mở cửa sổ và hệ thống thông gió hoạt động trong một vòng kín, nên tắt tuần hoàn không khí và hệ thống phải hoạt động với nguồn cung cấp không khí sạch, mới. Lựa chọn khác có thể sử dụng sau khi được tư vấn kỹ thuật của chuyên gia: đặt bộ lọc không khí dạng hạt hiệu quả cao tạm thời (HEPA) qua các lỗ thông hơi và khí thải trong các phòng có bệnh nhân hoặc sử dụng hệ thống lọc không khí HEPA di động được đặt gần nơi bệnh nhân đã được xác định.
- Thực hiện phun khử khuẩn theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nên bắt đầu từ những khu vực sạch sẽ nhất, tiến tới những khu vực bẩn nhất (khu vực có bệnh nhân).
- Phun xịt các chất khử khuẩn trên sàn tàu từ trước ra sau, tiếp theo lau chùi khử khuẩn các khu vực nguy cơ cao (khu vực ghế ngồi của người bệnh, nghi nhiễm bệnh và khu vực xung quanh, nhà vệ sinh mà người bệnh sử dụng,...), sau đó một lần nữa lại phun khử khuẩn theo hướng ngược lại.
- Hóa chất khử khuẩn phù hợp với các khu vực nguy cơ và khu vực thực hiện khử khuẩn.
- Nên làm ướt dụng cụ lau chùi bằng các chất khử khuẩn khi lau chùi bề mặt, để tồn lưu trong khoảng thời gian theo khuyến cáo của nhà sản suất và sau đó loại bỏ.
- Những nơi không thể phun, dùng phương pháp lau; sử dụng các công cụ làm sạch khác nhau (vải và giẻ lau) cho từng khu vực khác nhau trong tàu thuyền, nên có màu khác nhau để phân biệt và giảm ô nhiễm chéo.
Trân trọng!