Quy định về con dấu của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định ra sao? Văn phòng đại diện có quyền sử dụng con dấu không? Mong sớm nhận hồi đáp. 

Khái niệm về văn phòng đại diện

Tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, có quy định về văn phòng dại diện như sau:

Văn phòng đại diện là
đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Con dấu của doanh nghiệp, văn phòng đại diện

Tại Điều 43 Luật có quy định:

Dấu của doanh nghiệp

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp được quyền tự định đoạt về số lượng, mẫu mã mà doanh nghiệp mình sử dụng. Vậy nên, theo quan điểm của tôi thì chi nhánh vẫn được quyền có và sử dụng con dấu.

Tại quy định cũ thì Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

Và trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trân trọng.

 

 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng đại diện

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào