Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật theo QH khóa XV được quy định ra sao?
Căn cứ Mục 5 Chương II Kế hoạch thực hiện kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV (Ban hành kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về việc Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật như sau:
- Cơ quan chủ trì: Các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Nội dung thực hiện: Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật. Hiện đại hóa phương thức, phương tiện xây dựng pháp luật. Khai thác, ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số để đổi mới phương pháp, rút ngắn quy trình, tiết giảm thời gian, nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Ngoài ra, theo quy định tại Mục 6 Chương II Kế hoạch thực hiện kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV (Ban hành kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) về việc Đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật như sau:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Nội dung thực hiện: Rà soát, đánh giá việc thực hiện phân bổ, sử dụng kinh phí xây dựng pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cơ chế, chính sách về phân bổ kinh phí theo hướng tăng cường nguồn lực tài chính để bảo đảm chất lượng thực hiện quy trình xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả hoạt động điều tra, khảo sát thực tế, đánh giá tác động chính sách và việc tham vấn, lấy ý kiến của Nhân dân.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi