Việc tập trung soạn thảo, xây dựng, trình dự án, dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2021 - 2022
Căn cứ Mục 2 Chương II Kế hoạch thực hiện kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV (Ban hành kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định nội dung về tập trung soạn thảo, xây dựng, trình các dự án, dự thảo theo Đề án của Đảng đoàn Quốc hội và đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022 như sau:
- Cơ quan chủ trì: Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo.
- Nội dung thực hiện:
+ Tập trung nguồn lực, khẩn trương soạn thảo, trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội các dự án bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ đã được đề ra trong Chương trình;
+ Phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện các dự án theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
- Thời gian thực hiện: Tiến độ cụ thể đối với từng dự án, dự thảo theo Đề án và phù hợp với các Quyết định phân công của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022 (xem tại Phần A Phụ lục kèm theo).
Bên cạnh đó, tại Mục 7 Chương II Kế hoạch thực hiện kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV (Ban hành kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Nội dung thực hiện: Tiếp tục nghiên cứu, củng cố kiện toàn, đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế người làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi