Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe của Tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ được quy định thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định mới về Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe của Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ như sau:
- Tên báo cáo: Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe;
- Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả kiểm tra tải trọng xe;
- Đối tượng thực hiện báo cáo: Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ;
- Cơ quan nhận báo cáo: Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi, trách nhiệm quản lý;
- Phương thức gửi nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
- Tần suất thực hiện báo cáo: định kỳ hàng quý và hàng năm;
- Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 18 tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hàng quý; trước ngày 18 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
- Thời hạn chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý đối với báo cáo hàng quý; từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
- Mẫu đề cương báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT giải thích nghĩa Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ như sau:
Tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ) là Doanh nghiệp dự án PPP hoặc Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi