Quy định về nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án

Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án được quy định ra sao? Mong sớm nhận hồi đáp thắc mắc nêu trên.

Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021, cụ thể như sau:

- Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện định kỳ, thường xuyên, áp dụng đối với công chức, viên chức được bố trí vào các vị trí công tác thuộc các lĩnh vực hoặc bộ phận công tác, quy định tại Điều 2 Quy định này.

- Cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, pháp luật về công chức, viên chức và quy định của pháp luật liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng và bảo đảm hiệu quả công tác của Tòa án nhân dân.

- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý; phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác, không làm thay đổi tính chất công việc của người phải chuyển đổi vị trí công tác; chống cục bộ, bè phái, cá nhân; không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, đơn vị.

- Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.

- Nghiêm cấm lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập.

Trân trọng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào