Thừa phát lại được miễn nhiệm theo mong muốn của cá nhân thì liệu có được bổ nhiệm lại hay không?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp bổ nhiệm lại thừa phát lại như sau:
- Người được miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.
- Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.
- Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
...
Mà Khoản 1 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì thừa phát lại miễn nhiệm theo mong muốn cá nhân sẽ được bổ nhiệm lại khi có đề nghị.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại được quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định này như sau:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
+ Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Trân trọng!