Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

Em đang có ý định điều khiển xe đạp về nhà sau khi uống rượu bia. Anh chị cho em hỏi hành vi này có bị phạt hay không? Nếu có là bao nhiêu tiền? Cảm ơn anh chị!

Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo đó, việc điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị phạt từ 80.000 đồng đến 600.000 đồng tùy vào nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở.

Điều kiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Theo đó, trong trường hợp người điều khiển xe đạp đang trong tình trạng trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều khiển xe đạp được chở tối đa bao nhiêu người?

Tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Theo đó, người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa 02 người. trong đó có một trẻ em dưới 07 tuổi.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết nguyên đán

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào