Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật nào?
Căn cứ Mục I Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật với việc lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tổ chức lập theo từng tuyến đường hoặc một số tuyến đường có kết nối đã được quy hoạch trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ (quy hoạch ngành quốc gia) trong cùng thời kỳ lập quy hoạch. Nội dung quy hoạch theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng tuyến đường bộ
+ Thực trạng chung tuyến đường: chiều dài, điểm đầu, điểm cuối, các điểm khống chế, các địa danh (đến cấp huyện, xã) mà tuyến đi qua, các điểm thu hút phát sinh vận tải dọc tuyến; quy mô kỹ thuật chủ yếu của tuyến, chất lượng mặt đường (tỷ lệ các loại);
+ Thực trạng hoạt động vận tải trên tuyến: lưu lượng trên từng tuyến, loại phương tiện, luồng hàng hoá, hành khách vận chuyển trên tuyến;
+ Thực trạng kỹ thuật từng đoạn tuyến: điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, quy mô, cấp kĩ thuật, kết cấu, chất lượng, hành lang, xác định cụ thể các điểm đấu nối, trạm dừng nghỉ, công trình phụ trợ khác…;
- Phân tích, đánh giá thực hiện các chiến lược, quy hoạch và các dự án đầu tư có liên quan.
- Phân tích, đánh giá kết nối giao thông của tuyến đường bộ.
- Khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu vận tải
- Phương án quy hoạch tuyến và công trình trên tuyến
+ Điểm khống chế chính trên tuyến: thể hiện các vị trí trên tuyến theo địa danh cấp xã (thôn, bản nếu xác định được) đối với các vị trí điểm đầu, điểm cuối, điểm ranh giới hai tỉnh, điểm chuyển hướng, vị trí bố trí (lý trình, bên phải/trái tuyến) công trình cầu, hầm, phà, giao cắt đường sắt, điểm có đặc điểm địa hình, địa chất đặc biệt…;
+ Phương án, vị trí các điểm giao cắt, đường gom, công trình phụ trợ khác;
+ Quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu từng đoạn tuyến: cấp kỹ thuật, số làn xe, mặt cắt ngang điển hình của đoạn;
+ Quy mô, thông số kỹ thuật công trình chính trên tuyến (cầu, hầm, bến phà)…;
+ Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không cho từng khu vực, từng tuyến đường; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Định hướng nhu cầu sử dụng đất của công trình chính trong quy hoạch.
- Nhu cầu vốn đầu tư, tiêu chí, ưu tiên đầu tư, thứ tự ưu tiên, luận chứng.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Bản đồ, bản vẽ
+ Bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch công trình được xây dựng trên cơ sở nền bản đồ nền địa hình do cơ quan có thẩm quyền phát hành (hệ tọa độ chuẩn quốc gia VN2000);
+ Tỷ lệ bản đồ số và bản đồ in tối thiểu là 1: 25.000 đối với đoạn tuyến tại khu vực ngoài đô thị, 1: 10.000 đối với đoạn tuyến tại khu vực đô thị, 1: 5.000 đối với khu vực một số công trình chính trên tuyến;
+ Trên bản đồ in, thể hiện tim tuyến đường, vị trí các điểm khống chế chính, công trình chính;
+ Bản vẽ: mặt cắt ngang điển hình cho từng đoạn tuyến;
+ Tích hợp cơ sở dữ liệu bản đồ vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
Trân trọng!