Việc hỏi cung bị can thì có bắt buộc phải ghi âm?
Căn cứ Điều 4 Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2020) quy định như sau:
Những trường hợp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh
1. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
2. Các trường hợp có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh:
- Hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS);
- Trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTHS.
- Lấy lời khai của người làm chứng theo quy định tại Điều 187, lấy lời khai người bị hại, đương sự theo quy định tại Điều 188 BLTTHS;
- Đối chất theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTHS.
Như vậy, khi tiến hành hỏi cung thì điều tra viên không phải bắt buộc ghi âm trong mọi trường hợp mà đối với một số trường hợp có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh như: Hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các trường hợp khác theo quy định trên.
Trân trọng!
Lê Bảo Y