Điều trị bệnh táo bón tại cơ sở bán lẻ thuốc được khuyến cáo như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Chương IIID Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc (Ban hành kèm theo Quyết định 696/QĐ-QLD năm 2021) quy định về khuyến cáo trong việc điều trị bệnh tiêu chảy tại cơ sở bán lẻ thuốc như sau:
(1) Mục tiêu của điều trị
- Xác định nguyên nhân cụ thể và biện pháp điều trị phù hợp
- Giảm các triệu chứng và tái lập tính chất phân bình thường
- Dự phòng mất nước
- Phòng tránh các biến chứng.
(2) Các lựa chọn điều trị
Điều trị rối loạn cơ bản và bổ sung dịch để khắc phục tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải là mục tiêu chính trong việc kiểm soát tiêu chảy. Giải pháp bù nước bằng đường uống là phương pháp tốt nhất để điều trị mất nước trong tất cả các trường hợp, trừ trường hợp nghiêm trọng.
(3) Điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước:
- Dung dịch chứa muối: oresol, dung dịch có vị mặn như nước cháo muối, súp gà, súp rau
- Dung dịch không chứa muối: nước sạch, nước cơm, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường).
Những dung dịch không thích hợp khi bị tiêu chảy gồm loại nước ngọt có đường, trà đường, nước trái cây công nghiệp.
Lượng dịch cần uống:
+ Trẻ từ 6 tháng đến < 2 tuổi : 50 - 100ml lượng dịch cần uống sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.
+ Trẻ 2 - 10 tuổi : 100 - 200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.
+ Trẻ >10 tuổi: uống theo nhu cầu
Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng: Tiếp tục cho trẻ ăn theo khẩu phần ăn hàng ngày và tăng dần lên. Trẻ bú mẹ tiếp tục bú mẹ thường xuyên. Trẻ nên tiếp tục ăn và uống sữa thường dùng.
Cho trẻ bổ sung kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày (viên 20mg kẽm nguyên tố hoặc dạng hỗn dịch, sirup 5ml chứa 10mg kẽm). Cho trẻ uống càng sớm càng tốt ngay sau khi tiêu chảy bắt đầu. Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói. Trẻ >6tháng: (20mg/ngày) hoặc 10ml/ngày trong 10 đến 14 ngày.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi