Có được nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản luôn sau khi sinh xong?
Tại Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có quy định:
- Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
=> Như vậy, trường hợp người lao động sinh con xong có mong muốn được hưởng chế độ thai sản luôn mà không cần đợi đến lúc đi làm lại thì vẫn được. Bởi theo quy định thì thì phải nộp trước 45 ngày kể từ ngày đi làm lại, chứ không có bắt buộc đến lúc đi làm trở lại rồi mới được làm hồ sơ để giải quyết chế độ thai sản.
Theo đó, Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật