Có được hiến tạng khi còn sống cho người không có họ hàng không?
Theo Điều 14 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống như sau:
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.
3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:
a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;
b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì chỉ được lấy bộ phận cơ thể ở người sống đã thực hiện đăng ký hiến. Do đó, trường hợp này anh vẫn có thể hiến cho người khác (không cần phải là người thân của mình) nếu đã đăng ký hiến. Tuy nhiên, còn sẽ phải tùy thuộc vào các thông số sinh học của người hiến ở người còn sống về mức độ phù hợp.
Về thủ tục, anh vui lòng tham khảo chi tiết tại Mục 1 Chương II Luật này. Bên cạnh đó, để được hướng dẫn chi tiết nhất anh nên liên hệ với bệnh viện gần nơi anh đang cư trú để được hỗ trợ về vấn đề này.
Mời anh tham khảo thêm bài viết sau: Hiến thận thì được nhận bao nhiêu tiền?
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật